QUY TRÌNH TU LUYỆN ĐỂ HOÀN THIỆN MỘT CON NGƯỜI.

Từ cổ xưa các bậc hành giả hiền triết đã đề cập đến những phương pháp tu luyện để đạt tới cảnh giới tối cao của con người, trong đó quan tâm đến ăn uống, hơi thở, vận động, và tư duy gọi tắt là Tinh- Khí- Thần.
Trong các phương pháp tu luyện được cho là lâu đời nhất, có nền tảng triết lý sâu sắc đại diện cho văn hóa Đông Phương bắt nguồn từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước trong lục địa Châu Á. Đặc biệt trong các phương pháp nội đan và khí công. Đây là một lộ trình tu luyện biến hóa từ thân thể, năng lượng, đến tinh thần để hòa nhập với vũ trụ, lại lấy những tinh hoa của vũ trụ thông qua con người lan toả năng lượng tích cực đến muôn loài, vạn vật xung quanh.
Cụ thể:
1- Dụng thực hóa tinh (Câu này có hai nghĩa)
* Thực ở đây có nghĩa 1- là thực phẩm, đồ ăn thực dưỡng hóa tinh là Tân dịch nuôi dưỡng cơ thể. Nghĩa 2 là vận dụng những gì thực tế đang diễn ra từ đời sống hàng ngày để nuôi dưỡng tinh thần.
2- Luyện tinh hóa khí
* Tinh: Nguyên khí sơ khai, tức “tinh hoa” của cơ thể, bao gồm tinh khí sinh lực và năng lượng cơ bản duy trì sự sống.
* Hóa khí: Chuyển hóa tinh khí thành năng lượng (khí), thông qua phương pháp tu luyện để làm cơ sở nuôi dưỡng cơ thể và tinh thần.
* Ý nghĩa:
* Đây là giai đoạn đầu tiên của việc tu luyện. Người tu tập cần giữ gìn tinh khí (hạn chế dục vọng, vọng tưởng, tiết chế ăn uống), đồng thời dùng các phương pháp luyện khí công, thiền định để chuyển hóa tinh lực thành “khí nội đan”.
* Nếu tinh lực bị tiêu hao thì cơ thể sẽ yếu mệt và không đủ cơ sở để phát triển các tầng cao hơn.
3- Lấy khí hoàn thần
* Khí: Năng lượng sống (còn gọi là “khí nội đan” sau khi đã được luyện từ tinh hoa thực dưỡng và những điều diễn ra thực tế).
* Hoàn thần: Dùng khí để củng cố thần (tinh thần, ý thức).
* Ý nghĩa:
* Khi khí đầy đủ và lưu thông tốt thì khí sẽ nuôi dưỡng “thần”. Lúc này, ý thức trở nên sáng suốt, tâm trí tập trung, tinh thần mạnh mẽ.
* Giai đoạn này liên quan đến việc sử dụng khí để làm cho tinh thần “an định” và vững chắc, không bị lung lay bởi cảm xúc.
4- Luyện thần hoàn hư
* Thần: Là tinh thần, ý thức cao cấp, hoặc bản thể của linh hồn.
* Hoàn hư: Là trở về trạng thái “hư vô”, nghĩa là sự tĩnh lặng tuyệt đối, không còn vướng bận bởi tiền tài danh vọng, yêu thương thù hận giữa con người với con người và vạn vật trong thế gian.
* Ý nghĩa:
* Khi thần đạt đến mức độ cao, nó có thể vượt qua các giới hạn vật chất để trở về “hư vô”. Hư vô ở đây không phải là sự trống rỗng mà là trạng thái kết nối với bản chất chân thật của vũ trụ tác động tới con người.
* Đây là bước quan trọng trong việc xóa bỏ cái “tôi” và đạt đến sự hòa hợp với thiên nhiên.
5- Luyện hư nhập đạo
* Hư: Là trạng thái hư vô, tinh thần hoàn toàn thanh tịnh và không còn chấp trước.
* Nhập đạo: Là hòa nhập với “Đạo” (quy luật vận hành tối cao của vũ trụ).
* Ý nghĩa:
* Đây là giai đoạn cao nhất trong tu luyện, khi bạn đạt đến sự hợp nhất với Đạo. Lúc này, người tu luyện không còn phân biệt giữa bản thân và vũ trụ, mọi hành động và suy nghĩ đều thuận theo tự nhiên và hòa hợp với quy luật tự nhiên.
* Trạng thái này được coi là giác ngộ hoặc trường sinh bất tử trong tư tưởng Đạo giáo, trong Đạo Phật còn gọi là trạng thái "Niết bàn".
6- Luyện đạo phát khí
* Luyện đạo: Lấy thần thức rèn luyện sự hòa hợp với Đạo Vũ Trụ.
* Phát khí: Tỏa ra năng lượng sống từ sự tu luyện của bản thân.
* Ý nghĩa:
* Sau khi hòa nhập với Đạo, người tu luyện sẽ có khả năng “phát khí” hoặc chia sẻ năng lượng này để giúp ích cho nhân loại và vạn vật thế giới.
* Đây là trạng thái cuối cùng, khi con người không chỉ tự hoàn thiện bản thân mà còn trở thành một nguồn năng lượng tích cực, lan tỏa sự hài hòa và chữa lành cho mọi người cùng vạn vật xung quanh.

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN.

Trong cuộc sống hàng ngày, gặp nhu thì bao lại, gặp cương thì xuyên thấu, biến hóa không ngừng. Đây là nguyên tắc linh hoạt trong cách sống và ứng xử, uyển chuyển và thích ứng theo hoàn cảnh, ta sống hài hòa nhưng không đánh mất bản lĩnh, cuộc sống của con người và vũ trụ luôn vận động thay đổi không ngừng, người tu luyện cũng cần học cách thích nghi, sáng tạo, không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu cố định. Đó mới đúng với nguyên tắc của đấng tạo hóa toàn năng đã sinh ra vũ trụ vạn vật, muôn loài, và luôn tạo ra những năng lượng để nuôi dưỡng vũ trụ, vạn vật, muôn loài, lại tạo ra con đường (đạo) để vũ trụ, vạn vật, muôn loài vận hành theo mà loài người hay gọi đó là Luật Trời.

Cảm ơn các bạn đọc và chia sẻ.
Gs- Vs- Võ sư Lương Ngọc Huỳnh

image