CHIẾN THUẬT “LẤY NÔNG THÔN BAO VÂY THÀNH PHỐ” CỦA PI NETWORK

Theo cách tiếp thị thông thường của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh, khi muốn một sản phẩm, một mặt hàng hay một dịch vụ nào đó nhanh chóng lan tỏa đến người sử dụng thì hầu hết họ đều dựa vào sự ảnh hưởng của một số người có địa vị, một số người nổi tiếng (trên mạng hoặc ngoài đời), quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ của họ.

Và cũng nhiều doanh nghiệp thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của họ của họ trước tiên ở những thành thị, nơi có số dân sinh sống đông đúc. Sau đó phát triển về các địa phương có số dân ít hơn.

Ở Việt Nam, dễ thấy nhất là việc thử nghiệm điện thoại di động vào những năm đầu 199X, với loại SIM điện thoại di động 7 số tại Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Sau đó đến City Phone (loại điện thoại di động chỉ sử dụng trong phạm vi Sài Gòn).

Khi mạng điện thoại di động đã phát triển đến một mức khá ổn định, họ tiếp tục đưa dịch vụ này đến những tỉnh thành khác. Chiến thuật đó, người ta thường nói là “Lan tỏa từ thành phố đến nông thôn”: dùng người có địa vị, nổi tiếng để lan tỏa sản phẩm, dịch vụ của mình. Chiến thuật này đã mang lại rất nhiều thành công cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh.

======

Với Pi Network thì hoàn toàn ngược lại.

Với cương vị, tầm ảnh hưởng, các mối quan hệ của mình, Nicolas và đội ngũ PCT có thể sử dụng chiến thuật trên để nhanh chóng đưa dự án Pi Network đến với mọi người. Nhưng Nicolas và PCT không làm như thế.

PCT, Pi Network xem mọi người trong xã hội là bình đẳng. Dự án không cần dựa vào những người nổi tiếng (mặc dù những người nổi tiếng cũng có khai thác Pi), không cần dựa vào những người có địa vị, chức tước… Cách tiếp cận của Pi Network là đến với tất cả các thành phần người dân trong xã hội: Từ những người dân thuộc thành phần bình dân nhất cho đến những người có học vị, những người nổi tiếng, những người có chức vị…

Khi mà mọi thành phần người dân trong xã hội đều khai thác và sử dụng đồng Pi thì các công ty, các chính phủ cũng phải nương theo mà thôi. Bởi vì, dù là sản phẩm hay dịch vụ nào thì đầu cuối tiêu thụ vẫn là người dân. Cách tiếp cận như thế của Pi Network được gọi là chiến thuật “Lấy Nông Thôn Bao Vây Thành Phố”.

Đó là một cách tiếp cận độc đáo. Nhưng không phải bất cứ dự án, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào cũng dám thực hiện. Chỉ có những dự án đẳng cấp như Pi Network mới dám thực hiện như thế.

image